Ngoại khóa sân khấu văn học dân gian

Kính thưa quý vị đại biểu, thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mên!
Hoạt động ngoại khóa sân khấu văn học dân gian là một trong những hoạt động thiết thực nhằm phục vụ cho việc học tập và giảng dạy chương trình văn học dân gian lớp 10 khối THPT theo hướng đổi mới dạy học văn của Bộ GD&ĐT trong những năm gần đây, đồng thời tạo niềm hứng thú và say mê cho các em học sinh trong việc tiếp cận giá trị tinh thần qua tác phẩm văn học dân gian mà ông cha ta đã sáng tạo nên. Những yếu tố tinh thần đó sẽ được các em học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Trà My hình tượng hóa qua sân khấu văn học dân gian hôm nay.Và để hỗ trọ thêm phần kiến thức về loại hình sân khấu dân gian Việt Nam,chúng tôi xin gửi đến hoạt động ngoại khóa hôm nay một chuyên đề ngắn với đề tài "Những suy nghĩ về sân khấu dân gian Việt Nam"

Ngoại khóa sân khấu văn học dân gian

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ SÂN KHẤU DÂN GIAN VIỆT NAM

          Kính thưa quý vị đại biểu, thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!
         Khi hướng về Sân khấu dân gian, mỗi ai trong chúng ta cũng đều có thể cảm nhận được bước đi của thời gian từ lịch sử của quá khứ đến hiện tại. Tất cả sẽ được tái hiện trong kí ức của mỗi người một tiềm thức về sức sống mãnh liệt của dân tộc, thấm nhuần đạo lí làm người và truyền thống cao đẹp của ông cha. Những biểu hiện thiêng liêng ấy đã được phản ánh qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau: hội họa, âm nhạc, văn chương…Và một lần nữa, chúng ta có thể nói rằng : Sân khấu dân gian cũng góp phần làm nên sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam.


        Kính thưa quý vị đại biểu, thầy cô giáo cùng các em học sinh!
        Mức độ phản ánh hiện thực, tái hiện cuộc sống qua các tác phẩm văn học dân gian từ bao ngàn đời đến nay là cả một chặng đường dài lịch sử. Cuộc sống, con người, các yếu tố tâm linh đã từng được tái hiện qua các nghi lễ dân gian, những câu hát, điệu ru, những câu truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích…Và những loại hình nghệ thuật ấy một lần nữa sẽ được các em học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Trà My dàn dựng qua sân khấu dân gian ngày hôm nay .
        Có lẽ hình ảnh cô Tấm trong cổ tích năm nào vẫn còn đọng lại trong kí ức của mỗi chúng ta về những con người “Ở hiền gặp lành”, ước mơ hạnh phúc, ước mơ về cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái bạo tàn. Hình ảnh chàng Đam San dũng mãnh của một tù trưởng với tiếng khóc thương vợ, với giọng nói uy nghiêm vẫn vang mãi giữa núi rừng Tây Nguyên bất diệt. Truyền thuyết Thánh Gióng, truyện Sơn tinh thắng Thủy tinh đã nói đến những ước mơ cao đẹp của ông cha ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, trong đấu tranh chiến thắng thiên tai lũ lụt để sinh tồn…Sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay vẫn là vậy.

           
         Đến với sân khấu dân gian, chúng ta sẽ được tái hiện lại những gì tồn tại trong đời sống tâm linh của mỗi con người. Bởi lẽ SKDG là một loại hình nghệ thuật tổng hợp đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt, là di sản quý báu về đạo đức, thấm nhuần tinh thần nhân văn và có tác dụng giáo dục lớn về tư tưởng phẩm chất con người. Đặc biệt chủ đề tư tưởng lớn xuyên suốt trong các tác phẩm văn học dân gian, SKDG là ngợi ca chính nghĩa, đề cao đạo lí, lên án những cái bất công phi nghĩa trong xã hội phi nhân tính ngày xưa. Đồng thời quan tâm đến số phận của mỗi cá nhân mà nổi bật là hình ảnh người phụ nữ  với bao nỗi bất hạnh, dù suốt cuộc đời họ luôn mong muốn hướng về hạnh phúc- mặc dù hạnh phúc đó có nhỏ nhoi đi chăng nữa…
          Lẽ thường, nếu mỗi chúng ta đã được xem vỡ chèo “Quan Âm Thị Kính” qua nghệ thuật SKDG, chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thông và thấu hiểu những nỗi oan khuất trong cuộc đời nàng, là chứng tích của bất hạnh và oan trái, là tiêu biểu cho những khổ đau của người phụ nữ đã từng bị xã hội phong kiến thối nát ngày xưa xô đẩy đến bước đường cùng không lối thoát :
                                     Lúc làm vợ để chồng ngờ thất tiết,
                                     Khi giả trai cho gái đổ oan tình.

         Và tình yêu của Thị Màu đối với Tiểu Kính Tâm (Thị Kính giả trai đi tu) là một tình yêu khá sâu sắc, nó minh chứng cho khát vọng tự do yêu đương của người phụ nữ dưới thời phong kiến nghiệt ngã bởi sự ràng buộc của "tam tòng tứ đức". Bởi chính họ đã dám vượt lên dư luận xã hội, vượt qua vòng cương tỏa của hàng rào lễ giáo phong kiến để đến với người mình yêu, mà sau này Kiều cũng đã “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với chàng Kim…Lẽ ra những người phụ nữ như vậy phải đáng được hưởng hạnh phúc đến suốt cả cuộc đời...

         Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến !
         Vì thời gian có hạn, trong trang viết nhỏ hẹp này, chúng tôi xin khép lại vấn đề, khép lại nhưng vẫn mở ra bao điều suy nghĩ cho những ai yêu thích văn chương, yêu thích loại hình SKDG, đặc biệt là các em học sinh cần phải biết hướng đến những gì tốt đẹp nhất trong đời sống cội nguồn của dân tộc Việt Nam mà ông cha ta đã truyền lại từ ngàn đời cho đến nay.
         Xin nhường lại những suy nghĩ cho người đọc, người thưởng thức các loại hình văn học dân gian. Chúng tôi mong muốn rằng : Qua chương trình ngoại khóa "Sân khấu Văn học dân gian" này, các em học sinh sẽ có ý thức học tập tốt hơn bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT, đặc biệt là đối với các tác phẩm Văn học dân gian Việt nam, có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mà đường lối của Đảng ta đã khẳng định phải  "Giữ gìn, phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

                                                                                    - Lại thế Truyền -

THI TRAC NGHIEM

ung dung vnpt

dichvuchinhcong

QUY KHUYEN HOC

CO SO VAT CHAT

CO SO DU LIEU

Untitled-1

cong khai

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Tài nguyên giáo dục

 skkn thithutn
thithudh thitn

Học sinh

onlinelogomaker-042415-2120
 

  

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Bài dự thi Radio học đường trường THPT Bắc Trà My tại cuộc thi "High school FM" do Tỉnh đoàn tổ chức


Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc chưa?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 8
  • Nội dung : 1030
  • Liên kết web : 17
  • Số lần xem bài viết : 5507373
Hiện có 276 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

Địa chỉ: Thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng nam. Tel: (0510) 389 3422.

Powered by TAVICO - 0909.378.208