Thầy tôi - (Nguyễn Thị Tuyết Mai - lớp 12/1-năm học 2013-2014)

Học trò những người qua đò, thầy cô là những người chèo đò. Chúng ta đây - những đứa trẻ với nhiều trò nghịch ngợm đến nỗi người ta phải cho vị trí thứ ba sau nhất quỷ nhì ma.

ThumbImage 1

 

Chắc hẳn ai cũng đã và đang có được những kỉ niệm vui, buồn cùng những người chèo đò ấy, rồi không biết sau này sẽ có ai nhớ đến người chèo đò xưa ấy hay không. Riêng tôi cho đến bây giờ tôi vẫn luôn biết ơn thầy cô đã dạy dỗ tôi thành người. Trong đó, người chèo đò mà tôi thương nhất đó là thầy Tích - thầy chủ nhiệm năm tôi lớp 5. 
Ấn tượng đầu tiên của một cô bé mười tuổi như tôi khi gặp thầy là một người không mấy điển trai, chiều cao thì khiêm tốn, cái bụng thì to quá cỡ so với cơ thể. Nhưng có lẽ nhờ cái bụng to đó mà thầy có hơi mạnh hơn, giọng nói trầm ấm, nụ cười rạng rỡ trong mỗi lần giảng bài. Thầy đưa chúng tôi vào thế giới mơ mộng với những vần thơ, lời văn, đưa chúng tôi tới những mảnh đất mới hay biết tới công lao gây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của cha ông. Bao nhiêu tiếng cười, bao nhiêu nước mắt mà chúng tôi đã trải qua cùng thầy. Thầy dạy chúng tôi điều hay lẽ phải, điều mà tôi tâm đắc nhất tôi được học là sự bao dung và yêu thương đùm bọc. 
Là con út trong một gia đình khá giả, tôi luôn được nâng chiều hết mực, cộng vào đó nhà tôi là hàng xóm của thầy nên tôi và thấy khá thân nhau và rồi từ đó hình thành trong tôi cái tính kiêu căng, khinh người tự bao giờ. Tôi ghét làm sao đứa bạn ngồi bên tôi - Bích - một cô bé con nhà nghèo, đầu tóc bù xù, nước da ngăm đen, quần áo thì cũ rõ là xí. Mọi hạnh động cử chỉ của Bích tôi đều cho vô từ " nhìn mà nhức mắt ". Lần đó, tôi có một quyển truyện mới, Bích rất thích nên xin tôi cho mượn. Tôi một mực không cho dù Bích năn nỉ rất nhiều. Cả buổi học đó, Bích cứ nhìn chằm chằm vào quyển truyện của tôi. Đến tối khi về nhà, không thấy cuốn truyện đâu, tôi sực nhớ đến Bích. Đúng rồi, không ai khác, chắc chắn Bích đã lấy quyển truyện của tôi; đúng chắc là Bích rồi, chỉ có Bích ngồi gần mới có thể lấy được mà thôi. Nghĩ thế là ngay sáng hôm sau, vừa tới lớp tôi liền lục cặp của Bích, quả thật không sai, Bích đã lấy cuốn truyện còn tức hơn nữa là quyển truyện mà tôi cố giữ thật đẹp đã bị dính bẩn. Tôi bực mình la lên và mắng Bích. Bích bật khóc. Mấy đứa bạn trong lớp chạy đi mách thầy. Thầy bước đến, vẫn nhẹ nhàng, thầy dỗ dành, lau nước mắt cho Bích. Thầy hỏi tôi vì sao mắng Bích, tôi liền kể lại mọi chuyện với thầy, Bích lắc đầu liên tục. Bích bảo hôm qua tôi để quên Bích đem về định sáng nay đem trả nhưng chưa kịp trả thì chuyện xảy ra. Thầy ôn tồn bảo mợi chuyện không sao. Thầy tin Bích và bảo tôi đừng giận, thầy còn bảo tôi không nên lục lọi đồ người khác khi chưa được sự đồng ý. Tôi tức lắm, sao thầy lại tin Bích như vậy, đáng lẽ ra thầy nên bênh vực tôi, sao lại về phe của Bích, lại còn la tôi nữa chứ. Suốt buổi học đó tôi lầm lì, tỏ thái độ rõ rệt với Bích, phân chia ranh giới bàn học rõ ràng với cô ấy, ra luật không được qua địa phận của tôi. Tôi không còn nhìn và nói chuyện với thầy dù chỉ một tiếng như mọi khi. Và cũng vì thế mà hình như tôi nghe được tiếng thở dài của thầy thì phải - thầy đang buồn hay sao- lòng tôi tự nhủ?
Cuối buổi học, thầy bảo tôi chiều gặp thầy, tôi phân vân nhưng rồi cũng bị thuyết phục và đồng ý đi. Chiều, thầy mặc chiếc áo thun, quần dài ka-ki thật giản dị. Thầy chở tôi đi vào trong xã, nhà ở đây không chật chội như ở thị trấn nơi tôi ở. Hai thầy trò chạy cũng khá xa, cách trường tới một cây rưỡi, tới một ngôi nhà nhỏ lụp xụp thì dừng lại. Tôi hỏi thầy nhà ai đây, thầy cười và hỏi tôi có nhận ra ai đó không? Thầy chỉ tay vào một cô bé dáng khom khom đang hì hục cầm xẻng xới đất trồng rau. Tôi nhận ra đó là Bích. Bích nhìn thấy tôi và thầy liền nở nụ cười. Trông cô ấy kìa, người lấm lem vậy sao còn vui thế không biết. Bích mời thầy trò tôi vào nhà. Trong nhà không có nhiều đồ mấy, có tiếng ho vang lên - giọng của một người phụ nữ, chắc là mẹ của Bích. Thầy hỏi han tình hình bệnh của mẹ Bích, thì ra mẹ Bích bị bệnh nặng đã ba năm nay rồi, ba Bích là lao động chính duy nhất trong nhà, Bích vừa đi học vừa phụ giúp ba chăm lo cho mẹ và hai đứa em. Nghe tới đó, tôi chợt nhớ đến những buổi Bích ngủ gục trên bàn, quần áo lấm leo bùn đất, đầu tóc còn chưa kịp chải, một cảm xúc lạ trong tôi. Bích rủ tôi ra vườn hái rau, tôi ái ngại nhìn thầy, thầy cười động viên, tôi đồng ý, thế là hai đứa cùng ra vườn. Chao ôi! Cây rau trông vậy mà bám dai đất dễ sợ, tôi cố hết sức nhổ mà caay rau chẳng chịu lên, ấy vậy mà Bích chỉ một động tác nhỏ, cây rau đã chịu đầu hàng " Bích khỏe thật" - đó là lần đầu tiên tôi khen người bạn mà tôi ghét. Bích sực nhớ tới chuyện gì đó, quay lại nhìn tôi. Bích bảo Bích xin lỗi vì đã làm dơ quyển truyện, Bích không cố ý, trời mưa nhà dột nên hư quyển truyện. Tôi cười và bảo : Không có gì. Dường như trong tôi có cảm xúc gì đó thật khó tả - thật nhẹ nhàng, thật vui vui, thật hạnh phúc và một chút sự ăn năn hối hận. Có lẽ tôi đã nhận ra lôiix của mình. Tôi xin lỗi Bích, hai đứa cùng cười và mọi chuyện được giải quyết tốt đẹp. Ngày sắp hết, hoàng hôn dần buông xuống, tôi cùng thầy ra về. Ngồi sau thầy, tôi ôm thầy thật chặt, tôi thầm cảm ơn thầy, nhờ thầy mà tôi nhận ra được nhiều điều. Không đâu xa, thầy giúp tôi yêu thương bạn bè hơn, đồng cảm với những cảnh ngộ xung quanh. Tôi hét to " Thầy ơi! Em thương thầy lắm, cảm ơn thầy nhiều lắm ạ! " - thầy phì cười. Đoạn đường về tuy dài nhưng đầy ắp tiếng cười, tôi kể lại cuộc trò chuyện của tôi và Bích, thầy khẽ cười. À! Thầy còn bảo tôi ngốc nữa - giờ đây mỗi lần nghĩ lại tôi công nhận mình ngốc thật đó. 
Thấm thoát bảy năm trôi qua thật nhanh, giờ đây thầy đã già hơn trước. Tóc thầy đã bạc - có phải là do tuổi già hay do bụi phấn rơi. Những nếp nhăn hằn lên trên đôi mắt ngày nào như sâu thẳm vẫn ánh lên niềm yêu đời, yêu nghề, lạc quan. Tôi theo thời gian cũng lớn dần với những lo toan trong đời sống cùng với áp lực học tập nặng nề, nào bài vở, nào ôn luyện..Mỗi khi căng thẳng tôi lại tới thăm thầy. Thầy như vị thuốc tinh thần giúp tôi có thêm sức mạnh để bước tiếp trên con đường đã chọn. Học lớp 12 cũng đồng nghĩa là một cánh cửa mới sẽ mở ra trước mặt tôi, cánh cửa đại học - một nơi mới mẻ, một con đường tương lai sau này tôi sẽ đi theo. Tôi sẽ bước theo con đường giáo viên giống thầy, tôi sẽ tiếp bước thầy mang tri thức tới cho các em nhỏ để nhóm lên trong các em niềm tin yêu cuộc sống, sự lạc quan yêu đời. Dẫu biết rằng sẽ có những lúc gặp khó khăn, vất vả trong nghề nhưng tôi sẽ vượt qua tất cả. Tôi sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành người chèo đò vững chắc như thầy. 
Thời gian có thể làm cho con người ta quên đi những kỉ niệm thời thơ bé nhưng tình cảm chân thành, sự trân trọng được nuôi dưỡng bởi tình thầy trò sẽ luôn còn mãi. Xin dâng lên thầy những đóa hoa tươi với tất cả lòng tri ân và sự tạ lỗi do một lần nào đó đã vô tình làm thầy buồn. Xin dâng tặng thầy những vầng thơ, bài hát tỏ lòng biết ơn vô bờ bến của cô học trò "ngốc" ngày nào và xin được mãi hét to rằng :" Thầy ơi! Em thương thầy lắm, cảm ơn thầy nhều lắm ạ ! "

                             Nguyễn Thị Tuyết Mai -  lớp 12/1 - năm học 2013-2014

 

THI TRAC NGHIEM

ung dung vnpt

dichvuchinhcong

QUY KHUYEN HOC

CO SO VAT CHAT

CO SO DU LIEU

Untitled-1

cong khai

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Tài nguyên giáo dục

 skkn thithutn
thithudh thitn

Học sinh

onlinelogomaker-042415-2120
 

  

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Tổng hợp các hình ảnh hoạt động năm học 2013-2014


Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc chưa?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 8
  • Nội dung : 1026
  • Liên kết web : 17
  • Số lần xem bài viết : 5466215
Hiện có 62 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

Địa chỉ: Thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng nam. Tel: (0510) 389 3422.

Powered by TAVICO - 0909.378.208