MỘT GÓC NHÌN VỀ VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI GVCN

- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm nắm vững:

- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.

gvcn

      1.Đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

  Đặc điểm.        

    + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ hội nhập của đất nước, vì gánh nặng về kinh tế gia đình mà phụ huynh hoc sinh trông chờ chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm trong việc nuôi dạy con .

    + Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không ít đến tâm sinh lí học sinh.

    + Sự rỗng ruột về kiến thức của học sinh trong những năm học cấp dưới 

    + Sự đua đòi chạy theo mốt sống hiện đại của một bộ phận học sinh.

    + Việc xử lý những học sinh vi phạm chưa dứt khoát và đồng bộ.

 Thuận lợi. 

    + Được sự động viên, quan tâm và theo dõi kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường.

    + Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết phụ huynh học sinh đều có số điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễ dàng hơn. 

 Khó khăn.                                                                                                 

    + Sự thiếu quan tâm của một đại bộ phận phụ huynh học sinh vì lo gánh nặng kinh tế gia đình.

    + Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho một bộ phận học sinh sử dụng Internet sai mục đích giáo dục.

    + Sự suy đồi đạo đức, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của học sinh.

    + Học sinh ở xa .

   + Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa tốt, còn ỷ lại.

   2. Các yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm nắm vững: 

    + Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
    + Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….) 

    + Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…). 

    + Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục. 

- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh.

Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ. Phải thấy được quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế.

Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy, không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, bởi vì:
    + Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể… Tuy nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút… Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung học là rất cần thiết.

    + Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục.
    + Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay các em trong mọi hoạt động.

    + Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

    + Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh.Ví dụ: góp ý kiến một chương trình hoạt động của lớp, hay của một học sinh thì đã diễn ra quá trình vừa điều chỉnh vừa điều khiển.

    + Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệt đối với các lớp cuối cấp.

    + Giáo viên chủ nhiệm phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm do:

    + Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào khả năng liên kết các lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội về mọi mặt đối với công tác giáo dục.
    + Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia đình học sinh… giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng.

    + Liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để thực hiện tốt chức năng phối hợp lực lượng xã hội không ai thực hiện bằng giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực lượng xã hội không chỉ dừng ở nhận thức, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được chương trình kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, không gian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ nhiệm.

   3. Kinh nghiệm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Trước hết, làm cho học sinh xác định rõ động cơ học tập để các em tự giác trong học tập và rèn luyện, tránh tình trạng học sinh đến trường vì bố mẹ ép buộc.

- Chọn ban cán sự lớp có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực và bản lĩnh.

- Có kỹ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được học sinh tôn trọng và tự giác chấp hành. 

- Chọn ban cán sự bộ môn giải các bài tập khó trong 15 phút đầu giờ mỗi buổi học giúp học sinh yếu tiến bộ.

- Xếp hạnh kiểm hàng tháng và cuối học kỳ một cách công khai, dân chủ có nhận xét, góp ý từng học sinh, làm cho học sinh thấy rõ được ưu khuyết điểm và những điều cần khắc phục.

- Rèn cho học sinh tính tự quản trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm và trong các buổi hoạt động ngoại khóa, lao động,…

 - Tổ chức các tiết sinh hoạt chủ nhiệm bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ thi đua của Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá từng HS. Khen thưởng và phê bình kịp thời, luôn nhắc nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn.

- Đối với học sinh lớp cuối cấp THPT nên việc học như thế nào, học khối gì là rất quan trọng quyết định cho ngành nghề tương lai từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp mới nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập của từng em. Từ kết quả học tập, năng khiếu, tính cách của mỗi học sinh mà  giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với từng học sinh về việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình thật phù hợp.

- Dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người bằng những câu chuyện lồng ghép mang tính giáo dục.

- Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua số điện thoại, thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của con em.

- Thường xuyên liên hệ, phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp.

- Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.

- Tăng cường tuyên truyền và giáo dục đoàn viên thanh niên hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về tổ chức Đoàn, làm cho đoàn viên thanh niên thực sự tự hào rằng mình đang được đứng vào hàng ngũ của Đoàn, cánh tay đắc lực của Đảng.

- Xử lí mọi việc trên tinh thần gần gũi, kiên trì, tận tình và thấu hiểu tình cảm học sinh  
   4. Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường Phổ thông.

- Trước hết, ta cần xác định rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Ví dụ: hàng năm không làm nhiệm vụ bổ nhiệm chức vụ chủ nhiệm lớp, không công bố quyết định đó trước toàn trường, trước hội phụ huynh của trường, hiện nay gọi là ban đại diện hội CMHS mà chỉ ghi ở thời khóa biểu như mọi giáo viên bình thường khác có giờ dạy. Đáng lẽ phải làm đúng quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm giáo viên chủ nhiệm thì chức trách và trách nhiệm trước xã hội của họ sẽ cao hơn.

- Về mặt đánh giá xếp loại giáo viên, nhiều cán bộ quản lý chỉ coi trọng chuyên môn mà chưa coi trọng hiệu quả công tác quản lý lớp ở giáo viên chủ nhiệm.

- Ngành Giáo dục chủ yếu đánh giá công tác chủ nhiệm trên giấy tờ, quá đặt nặng hồ sơ sổ sách chủ nhiệm.

   5. Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

- Giáo dục cho học sinh ý thức xây dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp, tổ chức cho học sinh lao động, trồng và chăm sóc cây xanh, xây dựng cảnh quang trường học.

- Giáo dục cho học sinh tính tự giác học tập ở nhà, phát huy quyền dân chủ của HS trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Người GVCN phải thật thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự thân thiện và tích cực. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp học.

- Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại nhà. GVCN cần nắm chắc sở trường, sở đoàn cũng như địa bàn cư trú của từng HS để làm cơ sở cho việc chia lớp thành các tổ, nhóm học tập trên lớp và ở nhà. Chú ý chia tổ nhóm học tập theo địa bàn cư trú, gồm đầy đủ các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... học sinh ngoan và chưa ngoan... để các em giúp nhau học tập, rèn luyện, GVCN sẽ quy định cụ thể thời gian HS học tập ở nhà mỗi ngày và kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của các tổ nhóm  này mỗi tuần một lần bằng các hình thức khác nhau... Đồng thời, ở trên lớp, GVCN cần duy trì thật tốt và có chất lượng tất cả các buổi truy bài đầu giờ của HS.

- Mỗi giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Thầy cô giáo chủ nhiệm phải biết cách xây dựng điều hành một tập thể tự quản. Giáo viên chủ nhiệm còn phải biết ứng xử giải quyết đúng các mối quan hệ giữa các em học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm; giữa giáo viên chủ nhiệm với Đoàn Thanh niên, … với cha mẹ học sinh. Và, giáo viên chủ nhiệm còn cần biết động viên, biết vận động thuyết phục. Thầy cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.

- Phương châm giáo dục của bản thân tôi là “lạt mềm buộc chặt”, GVCN phải thực sự là người thân thiện – nhất là đối với những học sinh chưa ngoan. Xem các em như chính con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên, chia sẻ với các em mọi vui buồn trong cuộc sống... từ đó sẽ giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em.

- Đặt công tác giảng dạy, một trường học được xem là thân thiện có nghĩa là ở đó phải kích thích được niềm yêu thích của các em với tri thức, đánh thức những khả năng tiềm tàng trong các em. Muốn làm được điều này, chúng tôi nghĩ các thầy cô giáo không nên làm những cây cổ thụ toả bóng râm che mát cho các em mà nên làm những người hướng đạo đầy bản lĩnh cũng các em làm khách bộ hành trên con đường khám phá tri thức.

- Người giáo viên làm công tác giảng dạy còn phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi nơi đồng nghiệp những người đi trước.. để biết linh hoạt, khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng phần. Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mình cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về đổi mới phương pháp dạy học.. cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú khi học tập bộ môn.

- Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn...

- Mỗi ngày đến trường là một niềm vui phải làm sao hiện thực đối với tất cả các HS.

- Giáo dục ý thức tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương thông qua các bài giảng lồng ghép.

Nguồn: http://thainguyen.edu.vn/Thanhvien/thptnhanchu/196/11711/MOT-GOC-NHIN-VE-VAI-TRO-VA-VI-TRI-CUA-NGUOI-GIAO.aspx


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

THI TRAC NGHIEM

ung dung vnpt

dichvuchinhcong

QUY KHUYEN HOC

CO SO VAT CHAT

CO SO DU LIEU

Untitled-1

cong khai

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Tài nguyên giáo dục

 skkn thithutn
thithudh thitn

Học sinh

onlinelogomaker-042415-2120
 

  

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Tiểu phẩm tham gia hội thi " Học sinh với SKSSVTN- moi trường " Do lớp 11.6 trình bày


Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc chưa?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 8
  • Nội dung : 1033
  • Liên kết web : 17
  • Số lần xem bài viết : 5519433
Hiện có 45 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

Địa chỉ: Thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng nam. Tel: (0510) 389 3422.

Powered by TAVICO - 0909.378.208